-------------------
1. Sử dụng khăn ướt để lau giày khi bẩn.
Khăn ướt có lẽ là lựa chọn thường thấy nhất của mọi người mỗi khi đôi giày đi ra ngoài gặp bụi bẩn, vết bùn đất hay vệt nước bẩn sau mưa. Trong khăn ướt luôn luôn có chứa chất cồn ở dạng nhẹ, khi bạn dùng khăn ướt để lau giày trong một thời gian dài mà không có thêm bổ sung dưỡng chất cho da giày, chắc chắn da giày sẽ bị khô cứng và mất đi độ đàn hồi vốn có.
Có nhiều người lầm tưởng về việc sử dụng xi đánh giày. Sai lầm này trở nên vô cùng phổ biến và gần như ăn sâu vào tiềm thức sử dụng Giày Tây của mọi người. Loại xi, chúng tôi đề cập đến ở đây là loại xi sáp dùng để đánh bóng cho giày. Xi sáp tạo một lớp áo ngăn thấm nước và độ bám bụi bẩn hữu ích.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng xi sáp cho giày, chúng ta luôn luôn phải lưu ý việc vệ sinh cho giày, cung cấp độ ẩm để dưỡng da giày. Khi bạn chỉ dùng duy nhất một loại xi sáp cho giày, sẽ khiến bề mặt da bị tắc thở bởi lớp xi cũ chồng chất lớp xi mới. Ngoài việc ù độn mất thẩm mỹ còn gây nên tình trạng nứt gãy bề mặt da, giày sẽ bị hư hỏng nặng, rất khó để phục hồi.
3. Giày anh mua để đi có một năm thôi mà. Hỏng thì mua đôi mới. Cần gì phải cầu kỳ chăm chút đến như thế?
Thật vậy. Chúng tôi đang đề cập đến nhóm khách hàng không quan tâm đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Tức là, bạn không có nhu cầu để vệ sinh, làm mới, hay phục hồi giày. Đi từ lúc mới mua ở cửa hàng, cho đến khi giày cũ, hỏng thì giục bỏ và sẵn sàng rút hầu bao cho một đôi giày mới tiếp theo.
Trong trường hợp này, nếu chúng ta quy vào sai lầm khi sử dụng giày cũng không hẳn đúng. Bởi đó là văn hóa tiêu dùng và lựa chọn ra quyết định của chủ nhân đôi giày. Khi bạn thoải mái với việc trả phí cho những đôi giày mới thường xuyên khi giày cũ đã hỏng thì đó là lựa chọn của bạn. Tuy nhiên, đôi giày mới mua sẽ chỉ ở trạng thái sạch, đẹp ở một thời gian rất ngắn. Đâu ai muốn nhìn thấy mình lúc nào cũng đi một đôi giày ở trạng thái lấm lem, dính bẩn và cũ nát đâu phải không? Nếu có thể, hãy dành ra 5 - 10 phút mỗi cuối tuần để vệ sinh cho đôi giày của mình và khiến chúng ở lại với mình lâu hơn một chút.
4. Xà phòng, kem đánh răng, nước rửa bát...
Sự tận dụng các chất tẩy rửa không chuyên dụng nhưng lại sẵn có trong mỗi gia đình, mỗi khi cần vệ sinh giày có lẽ cũng khá phổ biến. Trong các chất kể trên, chúng đều chứa độ kiềm và PH cao, gây hại cho da và đặc biệt nhanh chóng khiến cho đôi giày bị khô cứng, bay màu và gãy nứt bề mặt.
Shoes Up khuyên bạn nên sử dụng những loại xà phòng làm sạch, dung dịch vệ sinh chuyên dụng có độ kiềm và PH thấp không gây hại cho da.
Đừng cố gắng tiết kiệm một khoản cho bộ chăm sóc, vệ sinh giày chuyên dụng, để rồi chúng ta phải bỏ phí một đôi giày thực sự tốt.
5. Dùng xăng, cồn, dấm, Banking soda... Để loại bỏ nấm mốc, vết mực cho giày?
Chúng ta có thể tìm thấy vô số bài viết, tips khuyên dùng hay mẹo nhỏ sử dụng các chất trên ở khắp các Website lớn nhỏ qua Google tìm kiếm.
Trước khi đưa ra luận điểm trái chiều, chúng tôi đã bước vào thử nghiệm trên rất nhiều sản phẩm khác nhau, và kết quả đều khiến cho chất lượng da trở nên rất kém, màu sắc bề mặt bị xuống cấp trầm trọng. Chắc chắn đây là lời khuyên tệ hại nhất dành cho đôi giày của bạn. Nếu không muốn đôi giày của mình trở nên xuống cấp và hư hỏng nặng một cách nhanh chóng, thì hãy dừng ngay việc sử dụng các chất tẩy rửa không chuyên dụng. Sự tiết kiệm sẽ trở thành hoang phí bởi cách chăm sóc và vệ sinh không đúng cách.
Thay vào đó Shoes Up khuyên bạn nên sử dụng xà phòng chuyên dụng dành riêng cho giày để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây hư tổn cho giày của bạn.
--------------------