——————-
Đã bao giờ bạn ‘quên lãng’ một đôi giày nào đó trong tủ giày rồi bỗng một ngày đẹp trời, bạn sực nhớ và lấy ra mang nhưng… ôi thôi, giày của bạn đã bị ẩm mốc, mất luôn form giày ban đầu hay thậm chí nó bốc lên một mùi kinh khủng khiếp... Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để có cách bảo quản giày dép được tốt nhất, trước hết, bạn cần biết rõ các nguyên nhân để từ đó mà phòng tránh. Dưới đây là 7 nguyên nhân chính khiến giày dép nhanh hỏng, nhanh tay chia sẻ cho bạn bè cùng biết cách phòng tránh nha
Không tránh nước.
Nước luôn là kẻ thù không đội trời chung với tất cả các đôi giày từ đắt tiền cho đến bình dân, chỉ cần bạn đi giày dưới nước vài lần là chúng sẽ rất dễ nhanh bị hỏng bởi nước sẽ làm hư các chất keo dính và chất liệu vải hay da giày. Chính vì vậy, khi trời mưa, hoặc bạn vui chơi ở những nơi có nhiều nước như suối, hồ, chạy nhảy trên bãi biển thì tốt nhất hãy tháo giày và cầm trên tay hoặc để gọn gàng chúng ở nơi khô ráo.
Giày bị ướt mưa nhưng không làm khô ngay
Nếu không may gặp mưa giữa đường, bạn cũng cần nhanh chóng làm khô giày càng sớm càng tốt, tránh trường hợp để giày bị ướt trong thời gian dài, giày sẽ nhanh bị hỏng vô cùng. Bạn nên dùng khăn khô hoặc giấy ăn thấm ngay giày khi bị ướt sau đó để khô tự nhiên ở nơi thoáng mát. Tránh sử dụng nguồn nhiệt mạnh, dùng máy sấy quá nóng sẽ làm hỏng chất liệu giày. Ngoài ra, bạn cũng không nên đi giày khi chúng chưa khô hoàn toàn, tránh làm mất form giày.
Không lưu trữ, cất giữ giày đúng cách.
Khi mua giày mới, bạn nên giữ lại những chiếc hộp giấy để bảo quản giày tốt hơn. Mỗi chiếc giày cũng nên được bọc trong túi mềm để không bị nhiễm ẩm, bụi bẩn từ không khí hay cọ xát với nhau khi nằm trong hộp. Luôn để giày trên giá hoặc tủ giày, không để giày trực tiếp trên nền đất để tránh tình trạng ẩm mốc.
Sử dụng hoá chất tẩy rửa vệ sinh không chuyên dụng.
Đây là sai lầm điển hình dẫn đến tình trạng giày hư hỏng xuống cấp nhanh chóng. Bởi những sản phẩm vệ sinh tẩy rửa không chuyên dụng thường là các sản phẩm sẵn có trong vệ sinh đồ gia dung như nước giặt, nước rửa bát… Chúng có độ kiềm tính cao, ban đầu sẽ dễ dàng làm sạch vết bẩn trên giày dép. Nhưng về lâu dài sẽ khiến giày dép bị khô dòn chất liệu, bạc màu, bay màu và khô cứng.
Để giày dép ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Bạn nên để giày ở nơi cao ráo thoáng khí để giày không bị ẩm mốc chứ không nên để chúng tại nơi có ánh nắng mạnh chiếu vào thường xuyên. Ngay cả bảo quản hay lúc phơi, ánh nắng mặt trời sẽ làm các đôi giày của bạn nhanh bị bạc màu và làm hỏng chất liệu của giày.
Không đi giày thường xuyên
Không được sử dụng thường xuyên chính là nguyên nhân khiến giày của bạn nhanh bị hỏng. Hãy chú ý luân phiên đi đều tất cả các đôi giày bạn đang sử dụng để chúng luôn được bền lâu mỗi ngày các bạn nhé!
Không sử dụng cây giữ phom giày
Đây là thói quen bảo quản giày ít người sử dụng. Nếu có điều kiện bạn hãy sắm thêm những cặp khung giữ giày (shoe tree) để giữ phom dáng giày luôn đúng chuẩn. Chúng đặc biệt hiệu quả trong việc giữ giày không bị mất form sau những lần vệ sinh hay những lần đóng gói hành lý đi du lịch các bạn nhé!
----------------