Untitled-1

Trang chủ»Blogs Giày & Đồ Da»Bảo quản giày sai cách – Giày mới cũng chẳng sống nổi qua mùa hè

Ảnh banner tư vấn 2

Ảnh banner tư vấn 2

Bảo quản giày sai cách – Giày mới cũng chẳng sống nổi qua mùa hè

 

Nhiều người nghĩ rằng: giày mới mua – chưa đi – chỉ cần để nguyên trong hộp là đủ.

Sai hoàn toàn.

Hàng trăm đôi giày mới toanh, còn nguyên giấy lót, đã trở nên bạc màu, mốc meo, xẹp form, bong keo, hở đế chỉ sau vài tháng vì bị “cất nhầm chỗ – bảo quản sai cách”. Và đặc biệt là trong mùa hè, khi nhiệt độ cao – độ ẩm lớn – không khí ngưng đọng, thì giày càng dễ rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”.

Shoes Up sẽ cùng bạn mổ xẻ cơ chế giày bị hỏng ngầm khi bảo quản sai – và cách giữ giày sống khỏe qua từng mùa, kể cả khi bạn chưa mang đến một lần nào.

1. Vì sao giày mới vẫn có thể... hỏng?

Không vệ sinh – không dưỡng trước khi cất

Thiết kế chưa có tên 23

  • Khi sản xuất xong, giày có thể còn dư bụi vải, lớp hồ, keo thừa hoặc hóa chất bảo quản
  • Nếu không được lau sạch – dưỡng nhẹ – da sẽ khô cứng dần trong hộp kín

Để giày trong hộp giấy sát tường

Thiết kế chưa có tên 24

  • Hộp giấy hút ẩm → hút luôn hơi ẩm từ tường nếu đặt nơi ẩm mốc
  • Khi trời oi nóng hoặc mưa gió, hơi ẩm thấm ngược vào giày gây mốc và hư hại đế

Không có shoe tree hoặc chất hút ẩm

Thiết kế chưa có tên 26

  • Giày mất form vì không có vật đỡ
  • Đế lót bị dính, bong, hoặc biến dạng do tích tụ hơi ẩm

Không sử dụng giày trong thời gian dài

  • Keo giày khô dần, không có độ co giãn tự nhiên → dẫn đến bong keo, hở đế dù giày chưa từng mang
  • Lớp keo lâu ngày không chịu lực sẽ mất tính đàn hồi, dễ gãy nứt khi gặp nhiệt

 => Hậu quả không hiện ra ngay, nhưng khi mở hộp sau 3–6 tháng, bạn sẽ thấy: mốc trắng, mùi hôi, vết sần, da xẹp, đế giày hở nhẹ hoặc bong tróc toàn phần.

2. Giày “chết lâm sàng” là gì?

Là tình trạng giày bị xuống cấp từ bên trong dù không bị tác động vật lý bên ngoài
Các dấu hiệu:

  • Da mềm nhưng nhăn nheo, khô bề mặt

Thiết kế chưa có tên 27

  • Giày mất độ đàn hồi, đi vào không còn ôm chân
  • Mùi mốc nhẹ nhưng âm ỉ – rất khó xử lý triệt để

Thiết kế chưa có tên 28

  • Đế bị hở – bong keo không thể khắc phục hoàn hảo

Thiết kế chưa có tên 29

Những đôi giày bị “chết lâm sàng” thường không thể phục hồi 100%, dù bạn dùng xi, kem hay dưỡng loại tốt đến mấy.

3. Cách bảo quản giày đúng mùa hè – vừa đơn giản, vừa hiệu quả

  • Vệ sinh nhẹ trước khi cất

Thiết kế chưa có tên 30

 

  • Dùng khăn ẩm lau sạch bụi, sau đó phơi nơi thoáng cho khô hoàn toàn
  • Với giày da: có thể dưỡng nhẹ bằng Leather Conditioner để giữ độ ẩm da

Sử dụng shoe tree (hoặc giấy hút ẩm, phom đỡ)

Thiết kế chưa có tên 31

 

  • Giữ form dáng, ngăn xẹp mũi giày
  • Hút ẩm nhẹ và giúp giày khô thoáng bên trong

Bảo quản trong túi vải / hộp nhựa thoáng khí

Thiết kế chưa có tên 32

  • Không nên để hộp giấy sát tường
  • Đặt nơi khô mát, có thể để viên hút ẩm bên trong mỗi hộp

=> Mẹo nhỏ: Cứ mỗi 4–6 tuần, nên kiểm tra tủ giày 1 lần – lau lại bề mặt, hong thoáng vài giờ để “giày thở”.

4. Dịch vụ cất trữ giày – vì đôi giày xịn xứng đáng được nâng niu cả khi không dùng

Thiết kế chưa có tên 33

Shoes Up cung cấp dịch vụ vệ sinh – dưỡng – bảo quản giày chuyên nghiệp:

  • Làm sạch nhẹ nhàng bằng Leather Soap
  • Dưỡng ẩm lớp da thật bằng sản phẩm thiên nhiên
  • Đặt phom giày chuẩn form, thêm viên hút ẩm, đóng gói trong hộp kín khí
  • Kiểm tra định kỳ và đảm bảo đế – keo – da được bảo toàn trong thời gian cất trữ

 

Phù hợp với:

  • Giày da cao cấp
  • Giày mới mua nhưng chưa có dịp dùng
  • Khách hàng nghỉ hè dài ngày hoặc có nhiều giày theo mùa

 

=> Đừng để đôi giày xịn thành vật bỏ quên – gửi gắm cho Shoes Up, để giày sống khỏe, sống đẹp mỗi khi bạn cần đến.