Sự thật 3 : 90% mọi người đều đang giặt giày và phơi giày chưa đúng cách. Những vết ố vàng trên thân giày và đế giày phần lớn đều thuộc về lỗi bảo quản và giặt giày. Với những sản phẩm giặt giày được tận dụng từ chất tẩy rửa gia đình như xà phòng, nước rửa bát, kem đánh răng, baking soda... đều cho lại kết quả ban đầu khá hiệu quả. Tuy nhiên chúng không được sản xuất với mục đích sử dụng áp dụng cho quá trình vệ sinh làm sạch giày, nên sẽ có chứa các hoạt chất thành phần không phù hợp. Nếu chúng ta sử dụng các loại chất tẩy rửa không chuyên trong một thời gian dài cho giày, sẽ khiến giày mau bị bạc màu, khô cứng và ròn hơn với chất liệu đế, hay tình trạng ố vàng thân giày vải, ố đế cao su...
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hàng chuyên về dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng. Chúng rất hiệu quả và an toàn cho sản phẩm giày của bạn. Giá thành cũng phù hợp và phong phú cho mọi nhu cầu. Việc của bạn đơn thuần chỉ là lựa chọn nhãn hàng mình yêu thích và cảm thấy ổn áp nhất mà thôi !
—————
Sự thật 4 : Quảng cáo dễ gây hiểu lầm nhiều nhất về vệ sinh giày Sneaker.
Những hình ảnh quảng cáo về dịch vụ hoặc sản phẩm vệ sinh dành cho Giày Sneaker dưới dạng Before & After là điều mang lại cho chúng ta những bất ngờ và ngạc nhiên về mức độ làm sạch hiệu quả hoặc là sự lột xác từ cũ thành mới, từ siêu bẩn thành đẹp tinh tươm. Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn đơn giản như bạn vẫn thường nghĩ. Để hoàn thiện quy trình xử lý cho giày không đơn thuần là việc mang đôi giày đi giặt với chất tẩy rửa làm sạch là chúng có thể sạch đẹp và lột xác hoàn toàn so với ban đầu.
Tổng hoà của nhiều yếu tố có thể khiến khách hàng hiểu lầm về quy trình xử lý thành đơn giản và dễ dàng. Shoes Up muốn thông qua bài viết để khẳng định một sự thật mà ít người biết đến đó chính là tình trạng của các loại vết bám bẩn mà dung dịch vệ sinh không thể xử lý qua một hay kể cả trải qua nhiều lần giặt.
* Bao gồm :
- Vết ố nước trà, và cà phê, nước màu đã bám lâu ngày.
- Các loại tình trạng về mốc trên chất liệu.
- Ố vàng đế do Oxi hoá trong quá trình sử dụng và bảo quản.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu chính xác loại vết bẩn có thể làm sạch trên giày khi vệ sinh với dung dịch giặt giày sẽ là vết bùn đất sau khi đi mưa, bụi bám và các loại vết bẩn do nước màu gây ra trong tình trạng mới bị.
Lời cuối, quảng cáo cũng cần phải đúng sự thật và khách quan. Không thể lấy hình một đôi giày trải qua quá trình Repaint ( Sơn lại màu đế ) để dùng cho bài quảng cáo đây là giày chỉ cần Clean cơ bản là có thể sạch và mới tinh tươm như vậy được !
Chúng ta là người tiêu dùng thông thái và luôn biết chọn lọc thông tin chính xác và đúng đắn để phù hợp với nhu cầu của mình. Bởi vậy, hãy cân nhắc khi gặp phải những bài quảng cáo không đúng sự thật.
* Hình minh hoạ : Những loại vết bẩn có thể làm sạch với nước Clean. Và tình trạng thực tế của giày.